Dữ liệu tư những trung tâm nghiên cứu lớn cho thấy bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) giảm 30% tỷ lệ tư vong và đợt kịch phát bệnh khi được điều trị bằng beta-blockers. Nghiên cứu xem xét hồ sơ y tế điện tử cho 2.230 bệnh nhân có và không có cùng tồn tại bệnh tim mạch (CVD) ở những bệnh nhân COPD và tìm thấy những người dùng beta-blockers chọn lọc trên tim có tỷ lệ tử vong thấp hơn tương tự đợt cấp của COPD so với bệnh nhân không dùng (báo cáo Frans H. Rutten, MD, PhD, của Trường Đại học Y Trung tâm Utrecht ở Hà Lan, trong số ra ngày 24 tháng năm của Archives of Internal Medicine).
Kết quả cho thấy thường tránh dùng beta-blockers ở bệnh nhân COPD và thêm vào những bằng chứng trước đây cho thấy beta-blockers cũng có thể đem lại lợi ích bệnh nhân COPD. Một meta-phân tích ngẫu nhiên đã chỉ ra rằng beta blockers chọn lọc trên tim được dung nạp tốt ỏ bệnh nhân COPD, Rutten và cộng sự kết luận. "Thời gian tới để xác nhận các kết quả này trong một thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên COPD, trong đó bao gồm khí thũng và viêm phế quản mãn tính dự kiến sẽ trở thành nguyên nhân tử vong hàng thứ 3 trên thế giới với đa số những người tử vong do bệnh tim mạch, theo thông tin trong bài báo. Các liên kết giữa COPD và bệnh tim mạch thường chẩn đoán phân biệt phức tạp và tình trạng có thể không nhận biết hoặc bị nhầm lẫn đặc biệt là ở người cao tuổi (Eur J Heart Fail 2006; 8: 706-11). Ví dụ, khó thở, mệt mỏi, và đau ngực ngay cả khi gắng sức có thể được gây ra bởi COPD hoặc do suy tim. Beta-blockers cũng có hiệu quả để điều trị một số bệnh tim mạch, bao gồm cả suy tim, cao huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ
Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng beta-blockers cần tránh ở bệnh nhân COPD vì nó tăng kích ứng phế quản và cạnh tranh với β2-agonist,. Tuy nhiên, beta-blockers có thể đem lại lợi ích cho bệnh nhân COPD bằng cách giảm thiểu kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, giảm gánh nặng thiếu máu cục bộ. Trong khi một số nghiên cứu đã cho rằng beta-blockers giảm tỷ lệ tử vong ở ít nhất một số bệnh nhân COPD và bệnh tim mạch, chứng cứ còn thiếu các lợi ích cho bệnh nhân COPD mà không có bệnh tim mạch.
Để giải quyết một số sự không chắc chắn này, Rutten và cộng sự kiểm tra dữ liệu từ những nghiên cứu lớn các bệnh nhân COPD để đánh giá tác động của-blocker trên tỷ lệ tử vong và đợt kịch phát bệnh ở những người có và không có bệnh tim mạch. Các phân tích hồi cứu của 2.230 bệnh nhân với chẩn đoán mới hay đang tiếp diễn của COPD trong 23 bệnh viện đa khoa ở Hà Lan 1996-2006. Độ tuổi trung bình 64,8 và 53% là nam giới. các hồ sơ y tế cho thấy 665 bệnh nhân (29,8%) được dùng beta-blockers, 545 (24,4%) dùng thuốc tim mạch chọn lọc. Trong thời gian 7,2 năm theo dõi, 686 (30,8%) bệnh nhân tử vong và 1.055 (47,3%) đã có ít nhất một đợt COPD cấp. Bệnh nhân dùng beta-blockers có một tỷ suất nguy hại tử vong chưa điều chỉnh là 0,70 so với những bệnh nhân không uống thuốc (95% CI 0,59-0,84) và tỷ suất nguy hại tử vong sau điều chỉnh là 0,68 (95% CI 0,56-0,83). Phân tích chưa điều chỉnh tìm thấy rằng beta-blockers làm giảm đợt kịch phát bằng 27% (HR 0,73, 95% CI 0,63-0,83) và bằng 29% (HR 0,71, 95% CI 0,60-0,83) sau khi điều chỉnh
Phân tích theo phương pháp propensity score match kết quả tỷ lệ gây nguy hại thấp hơn trong sử dụng beta-blocker . Một phân nhóm phân tích cho thấy, bệnh nhân không có bệnh tim mạch đã có giảm 30-40% tỷ lệ nguy hại tử vong trong phân tích điều chỉnh và chưa điều chỉnh. Phù hợp với báo cáo trước đó beta-blockers chọn lọc trên tim đã có một ảnh hưởng lớn hơn trên tỷ lệ tử vong hazard (0,63-0,67) so với tác nhân không chọn lọc (0,80-0,82). Don D. Sin, MD, và SF Paul Man, MD , của Đại học British Columbia ở Vancouver, đã đồng ý với tác giả rằng các kết quả yêu cầu xác nhận trong một cuộc thử nghiệm, kiểm soát ngẫu nhiên lớn. Tuy nhiên, họ đề nghị các bác sĩ lâm sàng là người quyết định sau cùng có chì đinh.dùng beta-blockers cho bệnh nhân COPD hay không. Rutten và cộng sự "đã biến câu chuyện của beta-blockers trong COPD vào một trường hợp kỳ lạ của một kẻ thù trở thành một người bạn tiềm năng cho hàng triệu bệnh nhân COPD trên toàn thế giới”.
BS. NGUYỄN QUỐC ĐỊNH – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
lược dịch từ TC Arch Intern Med 2010; 170: 849-50.