THỜI GIAN LÀM VIỆC
Thứ 2 đến thứ 7:
Sáng: 7h00 – 11h30
Chiều: 12h30 - 16h00
Chủ Nhật:Sáng: 7h00 – 12h00
HOTLINE: (028) 3990 2468
Bướm thuộc bộ Cánh vẩy Lepidoptera, lớp Côn trùng Insecta, có 6 chân, ở giai đoạn trưởng thành có thể sống từ một tuần đến gần một năm tùy theo loài. Chúng giao phối, đẻ trứng và lại bắt đầu một vòng đời mới: bướm mẹ đẻ trứng; trứng nở thành sâu; sâu kén thành nhộng; nhộng thành bướm con và trưởng thành.
Thực tế, bướm không gây độc nhưng cơ thể bướm lại có nhiều lông và phấn. Tiếp xúc với loài bướm, chúng ta có thể bị những phản ứng cấp tính xảy ra như sau:
1/- Viêm da tiếp xúc do côn trùng:
Phấn của bướm có thể gây phản ứng dị ứng trên da, độc tố giống histamin có ở lông con bướm khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc phát tán trong không khí, đặc biệt ở những phòng kín, có thể kích thích gây viêm da tiếp xúc. Vị trí da tiếp xúc với lông bướm có thể bị ngứa nhiều, nổi sẩn mụn nước, hồng ban phù nề, nóng rát khiến bệnh nhân lầm tưởng mình bị “giời leo” (Zona)!
Thương tổn thường thấy ở những chỗ hở như mặt, cổ, tay, chân. Đôi khi bệnh nhân có thể bị viêm kết mạc do lông bướm bay thẳng vào mắt. Bệnh thường khỏi sau 5 - 7 ngày điều trị ngoại trú, không cần nằm viện. Không nên tự điều trị để tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn. Có thể tự xử lý ban đầu bằng cách tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo khác ngay.
2/- Hen suyễn:
Một số người có thể lên cơn hen phế quản cấp tính khi tiếp xúc qua da hay qua đường hô hấp với bụi phấn, lông bướm là các dị ứng nguyên rất nguy hiểm. Để tránh hít phải chúng, những bệnh nhân có tiền căn dị ứng, hen suyễn …tuyệt đối không nên đến những nơi đông người, không thông thoáng.
Bác sĩ LÊ ĐỨC THỌ - BV HOÀN MỸ SÀI GÒN
Thời gian làm việc
Thứ 2 đến thứ 7:
Sáng: 7h00 – 11h30
Chiều: 12h30 - 16h00
Chủ Nhật:
Sáng: 7h00 – 12h00
Hotline: (028) 3990 2468